Có nên để con vào bếp sớm?

Hầu hết các cha mẹ Việt đều không muốn cho con mình vào bếp sớm bởi sợ rằng những dụng cụ làm bếp như dao, kéo có thể làm con bị thương. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cho con vào bếp sớm là vô cùng có ích với sự phát triển của trẻ Việc để con cầm dao, kéo khiến cha mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng, chưa kể đến việc cho con tự mình vào bếp, chế biến những món ăn cho gia đình. Nhìn con lúng túng với các dụng cụ nhà bếp, cha mẹ sẽ không khỏi lo sợ con bị trầy xước hay chảy máu chân, tay. Điều này dẫn đến việc phần lớn các gia đình Việt đều không để con vào bếp khi còn nhỏ. Đến khi trẻ lớn thêm một chút lại cho rằng con còn phải học hành vất vả, chính vì vậy mà mọi việc bếp núc con đều không đụng đến bao giờ. Quá bao bọc cho con chính là đang hại con. Bởi khi phải đối mặt với cuộc sống tự lập xa gia đình, con sẽ rất khó khăn trong việc thích nghi, đặc biệt là trong việc nấu nướng. Do đó, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, hãy tập cho con thói quen vào bếp nấu nướng và tự làm việc nhà theo đúng khả năng của mình.

Dẫn con cùng vào bếp hình ảnh

Dẫn con cùng vào bếp. Ảnh: Internet.

Để trẻ tự nấu ăn

Ban đầu, khi mới cho trẻ cùng vào bếp, mẹ có thể để con làm những việc đơn giản như nhặt rau, rửa rau,… Dần dần, khi con đã làm quen hơn với không gian nhà bếp cũng như việc nấu nướng, mẹ có thể tăng độ khó các công việc bếp núc lên cho con bằng cách để con tự nấu nướng và mẹ sẽ trở thành người quan sát bên cạnh con.

Có nên để trẻ học nấu ăn sớm là câu hỏi khiến rất nhiều phụ huynh băn khoăn hình ảnh

Có nên để trẻ học nấu ăn sớm là câu hỏi khiến rất nhiều phụ huynh băn khoăn. Ảnh: Internet.

Sẵn sàng tin tưởng con

Việc được người lớn tin tưởng và giao trọng trách cho làm bất cứ điều gì cũng đều khiến trẻ cảm thấy tự hào về bản thân hơn và sẽ luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi việc. Trong việc nấu nướng cũng vậy, thay vì sai vặt con làm những việc nhỏ và đơn giản, mẹ có thể để con tự nấu món mà con thích, nêm nếm thức ăn tùy theo khẩu vị của mình,… Thông qua đó, trẻ sẽ cảm thấy việc nấu ăn không còn nhàm chán nữa, sẽ hào hứng và sẽ cảm thấy có trách nhiệm hơn khi đứng vào cương vị là bếp trưởng.

Để con được làm bếp trưởng hình ảnh

Để con được làm bếp trưởng. Ảnh: Internet.

Cho con thoải mái sử dụng các dụng cụ nhà bếp

Việc cấm con sử dụng các dụng cụ nhà bếp như dao, kéo vì sợ gây nguy hiểm cho còn sẽ rất dễ làm con nhanh chán bởi chỉ được học mà không được thực hành. Hãy cho con tự do sử dụng chúng để chế biến những món năn theo ý thích của con. Tuy nhiên, trước khi để con sử dụng, cha mẹ cũng cần hướng dẫn cẩn thận cách dùng và cách xử lý sao cho không làm trầy xước tay, chân.

Dạy con dùng dao thay vì cấm con đụng đến dao hình ảnh

Dạy con dùng dao thay vì cấm con đụng đến dao. Ảnh: Internet.

Không cằn nhằn khi con bày bừa

Trẻ nhỏ còn khá vụng về, do đó, việc con bày bừa ra bếp khi nấu ăn là không thể tránh khỏi. Lúc này, cha mẹ hãy nhẹ nhàng nhắc nhở con dọn dẹp. Không nên dọn thay con hay cằn nhằn chúng bởi như vậy sẽ làm mất đi hứng thú nấu ăn của con, khiến con không thích thú với công việc nấu ăn nữa.

Không cằn nhằn khi con lỡ bày bừa ra bếp hình ảnh

Không cằn nhằn khi con lỡ bày bừa ra bếp. Ảnh: Internet.

Không trò chuyện quá nhiều

Trò chuyện quá nhiều khi dạy con nấu ăn sẽ khiến con dễ mất tập trung, không những thế, việc chỉ dạy quá nhiều cũng làm con cảm thấy như đang bị chỉ đạo. Chính vì vậy, khi cùng con làm bếp, cha mẹ nên giữ yên lặng và quan sát con làm, nếu con có câu hỏi hoặc thắc mắc gì mới nhiệt tình giải đáp. Khi đưa ra nhận xét về những thứ con làm cũng cần tránh những lời phê bình tiêu cực, nên khuyến khích con nhiều hơn để tạo động lực cho con trong những lần nấu ăn sau.

Chỉ đưa ra lời khuyên khi con thực sự cần hình ảnh

Chỉ đưa ra lời khuyên khi con thực sự cần. Ảnh: Internet.

Bước ra khỏi căn bếp

Khi con đã tiếp thu được phần nào những kiến thức bếp núc từ người lớn, cha mẹ hãy thử để con làm bếp một mình. Điều này thể hiện sự tin tưởng ở con và khiến con trở nên có trách nhiệm hơn. Biết đâu trong chính những lúc như vậy, tài năng của con lại được thể hiện ra.

Con hoàn toàn có thể tự nấu ăn hình ảnh

Con hoàn toàn có thể tự nấu ăn. Ảnh: Internet.

Nguồn: lamchame.vn

Thay đổi cuộc đời của một đứa trẻ bằng 7 nguyên tắc sau

1. Dạy con cách nói “Không”

Tình huống gặp phải: Một người bạn cùng lớp yêu cầu con cho chép bài khi đang kiểm tra. Nếu con bạn đồng ý, giáo viên sẽ phát hiện vì có 2 bài trả lời giống nhau. Khi đó, cả hai sẽ bị phê bình và trừ điểm.

Giải pháp: Hãy giải thích cho con rằng hành vi này sẽ đánh mất giá trị bản thân và nỗ lực của con bởi vì con đã dành rất nhiều thời gian học tập, ôn luyện nhưng lại để người khác lợi dụng vì lợi ích riêng. Để dạy con biết cách nói “Không”, cha mẹ có thể gợi ý trẻ trả lời: “Mình chưa làm xong. Đừng làm mình mất tập trung”. Chỉ cần một câu nói như vậy sẽ giúp con cảm thấy tự tin hơn và không ai có thể tiếp tục thao túng con.

2. Dạy con phản ứng với hành động tiêu cực

Tình huống gặp phải: Bạn cùng lớp của con luôn bắt nạt và đem con ra làm trò đùa. Điều này dẫn đến việc con không muốn đi học vì bị tổn thương, xấu hổ.

Giải pháp: Trong tình huống như vậy, cha mẹ không nên can thiệp trực tiếp vào xung đột này, nếu không sẽ làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy giải thích rằng, trên thực tế, bạn đó muốn được người khác ngưỡng mộ và nghe lời bằng cách chọc ghẹo con, làm cho con sợ hãi. Cho nên, con không cần phải khó chịu hay buồn bã vì điều này.

Nếu bạn chế giễu con, hãy nhìn thẳng và tỏ rõ thái độ phớt lờ, không quan tâm. Khi không thấy phản ứng từ con, các bạn sẽ không còn hứng thú với việc này nữa.

3. Cho con thấy rằng điểm số không phải là quan trọng nhất

7 nguyên tắc dạy con bất di bất dịch có thể thay đổi cuộc đời 1 đứa trẻ - 3

Tình huống gặp phải: Khi bị điểm kém, con khóc vì nghĩ rằng đã làm bài không tốt và không dám nói với bố mẹ về điểm số vì sợ bị trách mắng hoặc trừng phạt.

Giải pháp: Tất nhiên, kiến thức thu được là rất quan trọng nhưng không nên vì vậy mà khiến con sợ hãi. Cha mẹ không nên la hét với con hoặc trừng phạt con vì điểm kém. Việc cần làm là cho con thấy tình yêu thương của bạn vượt lên trên mọi thành tích học tập. Chỉ câu nói: “Con không đạt điểm tốt phải không? Đừng buồn, con sẽ làm tốt hơn lần sau!”, bạn sẽ mang tới cho con sức mạnh hơn và sẽ không còn lo lắng, sợ hãi khi gặp khó khăn trong tương lai.

4. Dạy con giúp đỡ và bảo vệ những người yếu hơn

7 nguyên tắc dạy con bất di bất dịch có thể thay đổi cuộc đời 1 đứa trẻ - 4

Tình huống gặp phải: Đi học về, con kể với bạn rằng thấy một người bạn cùng lớp bắt nạt một bạn khác. Con biết rằng điều đó là sai nhưng con không biết cách làm thế nào để giúp đỡ và cũng sợ không dám giúp.

Giải pháp: Nhiều trẻ sợ bảo vệ những người yếu hơn vì họ không muốn mạo hiểm trở thành nạn nhân tiếp theo. Cha mẹ cần giúp con thay đổi suy nghĩ này ngay từ nhỏ, giúp con hình thành nhân cách tốt sau này. Hãy đề nghị trẻ giúp đỡ những người xung quanh như anh em ruột thịt, họ hàng của mình hoặc một con vật cưng trong nhà.

5. Dạy con thấy yêu thích những việc mình làm

7 nguyên tắc dạy con bất di bất dịch có thể thay đổi cuộc đời 1 đứa trẻ - 5

Tình huống gặp phải: Các hoạt động liên tục ở trường học, câu lạc bộ, học thêm, bài tập về nhà dễ làm cho con mệt mỏi và kiệt sức. Tất cả những gì con muốn là thư giãn hoặc đi chơi cùng bạn bè.

Giải pháp: Bạn luôn muốn con cái được thành công và đạt kết quả cao trong học tập nên đã sắp xếp cho con tham gia các câu lạc bộ, lớp học thêm càng nhiều càng tốt. Nhưng việc làm này không thể đem lại niềm vui và sự hứng khởi cho trẻ bằng những hoạt động mà bản thân trẻ thích. Hãy để con 1 giờ mỗi ngày để con được làm việc con thích đúng với sở trường, sở thích của con như chơi trò chơi điện tử, thể thao hoặc vẽ nghệ thuật hay bất cứ hoạt động nào con muốn.

6. Hoạt động thể chất là phần quan trọng của cuộc sống

7 nguyên tắc dạy con bất di bất dịch có thể thay đổi cuộc đời 1 đứa trẻ - 6

Tình huống gặp phải: Con bạn quá nhút nhát, hay xấu hổ, thích ở nhà thay vì tham gia các hoạt động bên ngoài hay vui chơi cùng bạn bè.

Giải pháp: Cha mẹ hãy đề xuất cho con chơi thử một môn thể thao đồng đội. Khi trẻ được cùng chơi với những người bạn có cùng sở thích sẽ tạo ra tác động tích cực và tạo ảnh hưởng tốt hơn tới trẻ. Hơn nữa, thể thao góp phần cải thiện sự tự tin, tính độc lập của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ nên ghi nhớ sở thích và trò chơi, hoạt động mà con yêu thích. Nếu không sẽ gây ra tác dụng ngược là trẻ sẽ tỏ ra chán ghét thể thao.

7. Dạy con biết yêu bản thân

Tình huống đặt ra: “Bạn con có mái tóc đẹp, đôi mắt to tròn, còn con thì thật xấu xí”. Sớm hay muộn, tất cả trẻ em bắt đầu so sánh bản thân với những đứa trẻ khác và nó có thể trở thành vấn đề trong tương lai.

Giải pháp: Mọi đứa trẻ, bất kể giới tính, đều muốn trở nên hấp dẫn và tài năng. Vì vậy bạn đừng quên nói với con rằng con rất đẹp. Nếu trẻ có thần tượng yêu thích, hãy cho trẻ xem ảnh hồi nhỏ hoặc ảnh chưa qua chỉnh sửa của họ để chứng minh rằng điều khiến chúng ta trở nên xinh đẹp và tuyệt vời không phải là do ngoại hình hoàn hảo mà là do chính những điểm khác biệt tạo nên nét độc đáo riêng của từng người.

Cùng Ken luyện nói Tiếng Anh với EDUPIA nhé!

Chắc mẹ nào cũng hiểu là với Tiếng Anh mà học quá nhiều ngữ pháp khô khan sẽ khiến con thụ động trong giao tiếp. Con có học giỏi ngữ pháp đến mấy cũng không thể nói tiếng Anh được. Điều này em thấy không chỉ có nhóc nhà em mà nhiều trẻ khác cũng gặp phải nên mạo muội lên đây chia sẻ cách giúp con học nói tiếng Anh của Ken nhà em.

Ken năm nay 8 tuổi, nhà em thì đặc biệt chú trọng việc học ngoại ngữ của con. Từ hè lên lớp 3 là em bắt đầu cho con đi học tiếng Anh rồi. Trước chỉ cho con nghe các bài hát và xem video trên mạng coi như làm quen thôi chứ cũng chưa cho con đi học ở đâu, em thấy nhiều chị em con học xong mẫu giáo đã cho con đi học ngoại ngữ rồi nhưng em nghĩ con vừa vào lớp 1 còn phải học nhiều môn mới lại tiếp xúc với môi trường mới nữa nên sợ con không thể cân hết được. Nên học xong lớp 2 mới cho con đi học, để khởi đầu chuẩn bị cho lớp 3 luôn.

Em cho con đi học ở nhà cô giáo Hương gần nhà, cũng là bạn học cùng cấp 3 của em. Vì quen biết nhau từ trước nên em cũng biết cô dạy tốt, Hương còn chuyên ôn luyện cho đội tuyển học sinh giỏi ở trường, dù sao gửi gắm con ở những chỗ quen biết thì vẫn hơn. Học xong 3 tháng hè thấy con cũng có chút vốn tiếng Anh để bắt đầu vào năm học mới nên em không lo con mình bỡ ngỡ khi học ngoại ngữ nhiều.

Học thêm thì cô vẫn phải ưu tiên dạy ngữ pháp hơn vì mục tiêu là để các con hoàn thành tốt các kỳ kiểm tra trên lớp, nên thời gian thực hành nói không đủ. Em cũng hơi lo vì học tiếng Anh thì cả 4 kỹ năng nghe nói đọc viết đều rất quan trọng. Em cũng hỏi thêm Hương vấn đề này, thì Hương cũng khuyên nếu có điều kiện thì cho con đi học thêm Trung Tâm Tiếng Anh có thầy cô nước ngoài, còn nếu không cho con học tiếng Anh online tại nhà, vừa học lý thuyết trên lớp vừa luyện tập thường xuyên tại nhà để đạt kết quả tốt nhất.

Em lên mạng tìm hiểu các chương trình học T.Anh online cho học sinh tiểu học thì có Edupia rất hấp dẫn vì thấy bảo chương trình thiết kế riêng cho học sinh tiểu học, được áp dụng các tiêu chuẩn như ở trường quốc tế. Chim ưng luôn! Đăng ký học thử cho Ken 1 khóa ngắn ngắn 3 tháng, thấy con suốt ngày bi bô luyện nói với EDUPIA. Ken thích nhất là cái bài tập i-Speak Thách đấu bạn bè ý ạ, nghe nói đây là công nghệ áp dụng tính năng nhận diện giọng nói của bác Google. Mà máy lại chấm điểm phát âm luôn nên con có thể biết mình sai ở đâu để sửa chữa. Thấy con học và tiến bộ từng ngày nên em quyết mua luôn gói học tập 3 năm cho con học đến hết lớp 5 luôn. Con mà học tốt thì em không tiếc gì các mẹ ạ. Thế là mong mỏi của em để con giao tiếp tốt được giải quyết rồi các mẹ ạ.

Một bài học phát âm của Ken trên Edupia các mẹ à. Cô giáo diễn giải dễ hiểu mà rất cụ thể nữa nên Ken thích lắm.

Edupia còn ghi điểm với em ở phần hỗ trợ người học, con học bài chỗ nào chưa hiểu là gọi điện cho tổng đài EDUPIA, luôn có cô giáo hỗ trợ. Điều mà em ấn tượng nữa là chương trình học hoàn toàn với giáo viên bản ngữ Anh, Mỹ bài giảng rất sinh động, mỗi lần con học bài lại cười nghe rất khoái chí. Em nghĩ thế cũng tốt, chứ đi học thêm Toán Văn suốt, em chỉ có đưa đón thôi còn thấy mệt. Đây Ken vừa học mà cũng như là giải trí luôn.

Hôm rồi đưa con đi công viên chơi, thấy con mạnh dạn bắt chuyện với người nước ngoài cơ, mặc dù còn một số từ con chưa hiểu cần mẹ giúp sức nhưng con tự tin được vậy là em đã vui lắm lắm rồi. Đấy học tiếng Anh tốt nhất là cho con thực hành liên tục các mẹ ạ, chứ từ kinh nghiệm của em thì thấy Tiếng Anh mà chỉ học trong sách không thôi là chưa đủ, quan trọng là sau này phải giao tiếp được tốt với người nước ngoài cơ.

Mẹ nào muốn cho con cơ hội luyện giao tiếp thì đừng bỏ qua chương trình của Edupia nha. Đang có chương trình học thử 7 ngày, tranh thủ này các mẹ:

https://www.edupia.vn/home?free=khuyenmai7ngayCon tự tin nói tiếng Anh

Cha mẹ chưa có được những điều này, ước mơ dạy con thành công chỉ là viển vông

Để dạy con thành đứa trẻ thành công, cha mẹ không phải chỉ ở bên cạnh con mà còn cần nhiều kỹ năng hơn thế.

Dạy con là công việc của bản thân và thật sự nghiêm túc

Để có thể thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào, bạn phải dồn hết tâm huyết trong đó có việc nuôi dạy con. Theo các chuyên gia, việc của cha mẹ là nuôi dạy con trở thành những đứa trẻ thành công. Ở mọi giai đoạn phát triển của con, đặc biệt là những năm trung học, con cái cần học cách tự lập, có trách nhiệm với bản thân và việc mình, có mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh.

Cha mẹ sống tốt, thành công

Cha mẹ là hình mẫu cho con cái noi theo, trẻ sẽ học được những điều mới mỗi ngày thông qua cha mẹ. Nhiều người vẫn thường nói, cha mẹ là tấm gương cho con. Nếu muốn dạy con cái thành công, trước hết  bản thân phải thành công. Điều này không chỉ đòi hỏi bạn cần hiểu về thành công mà còn phải biết cách làm sao để đạt được điều này.

cha me chua co duoc nhung dieu nay, uoc mo day con thanh cong chi la vien vong - 1

Không sợ mắc lỗi

Lỗi lầm là điều chẳng ai muốn mắc phải trong cuộc sống. Nhưng cha mẹ nuôi dạy con thành công sẽ không sợ mắc lỗi và không sợ con cái biết lỗi mà mình phạm phải. Bởi khi mắc lỗi, bạn sẽ phải tìm cách để giải quyết, sửa chữa, khắc phục. Đây là bài học cuộc sống tuyệt vời cho trẻ em và có thể xoay chuyển tình thế trong những tình huống xấu.

Cho con tự làm một số việc

Với những cha mẹ có con thành công sẽ luôn biết cách cho con tự làm một số việc. Bạn có thể nói với con giúp cha mẹ hoàn thành vài việc đơn giản hoặc làm một số việc trong nhà ngay cả khi trẻ làm rối tung mọi thứ.

Ở từng giai đoạn phát triển của con, cha mẹ hãy trao trách nhiệm nhiều hơn cho trẻ và học cách làm mọi thứ, hiểu những điều cần phải làm. Ngoài ra, phụ huynh phải cho con cái thấy được bản thân đánh giá cao sự giúp đỡ của con.

Dành tình thương, sự ủng hộ và khuyến khích con

Điểm chung của những cha mẹ nuôi con thành công là dành cho trẻ rất nhiều tình thương, sự ủng hộ và khuyến khích. Thay vì tập trung vào các vấn đề nảy sinh, cha mẹ nên tập trung vào điều gì tốt cho con sẽ hay hơn. Cha mẹ nên đánh dấu những điều con làm được, giúp con với những và để con biết rằng cha mẹ nghĩ con có thể làm được và đặt niềm tin vào con.

cha me chua co duoc nhung dieu nay, uoc mo day con thanh cong chi la vien vong - 2

Dạy con về cách đối mặt với sự chán nản

Cuộc sống không thể tránh khỏi những thăng trầm. Các bậc cha mẹ nuôi dưỡng những đứa trẻ thành công sẽ cho con thấy được sự nhiều mặt của cuộc sống, bao gồm cả việc đương đầu với sự chán nản và thất vọng, nhưng sau đó  phải đứng dậy. Cách tốt nhất để con đối mặt với cảm giác này là trải nghiệm và vượt qua. Khi làm được điều này, con cái sẽ có được sự mạnh mẽ để vượt qua được sự thất vọng không thể tránh khỏi.

Cho con hiểu giá trị đồng tiền

Việc dạy con về tiền bạc là vô cùng quan trọng. Cha mẹ của những đứa trẻ thành đạt thường sống ở các gia đình giản dị và nghèo. Các bậc phụ huynh này hiểu cảm giác muốn mua thứ gì đó nhưng không đủ điều kiện kinh tế, muốn làm điều gì đó nhưng không có tiền. Thực tế đó sẽ khiến cha mẹ dạy cho trẻ hiểu về lao động và giá trị của đồng tiền. Ngoài ra, trẻ cũng học được cách tiết kiệm, chờ đợi cho đến khi kiếm đủ tiền để mua thứ mình muốn.

Cách hòa giải xung đột giữa anh chị em ruột của trẻ nhỏ

Khi anh chị em trong nhà thường xuyên xảy ra cãi vã, xung đột. Bậc làm cha mẹ chắc hẳn sẽ phải đau đầu để tìm cách hòa giải.

Bước chân huỳnh huỵch giận dữ trên lầu, hét to “Em ghét chị!”. Tay cầm nắm cửa rồi đóng mạnh cái “rầm”. Sau đó, chắc chắn, cả hai tiếng hét vang lên cùng một lúc: “MEEEEẸ!”.

Đó là những âm thanh quen thuộc của hai đứa con gái của tôi, khi chúng không chịu chia sẻ phòng ngủ và chiến đấu như những con hổ. Khi đó chúng 11 và 12 tuổi. Là một phụ huynh, tôi cảm thấy mình thực sự đã bất lực trước bọn nhỏ. Dường như mọi bữa ăn hoặc chuyến đi đều kết thúc trong sự buồn bã mà không có chút vui vẻ, và tôi nghĩ rằng cuộc sống gia đình của chúng tôi đã bị hủy hoại. Tôi nghĩ rằng bọn nhỏ sẽ không bao giờ có thể hòa thuận với nhau, và tôi không thể thay đổi điều đó cho dù có làm bất kỳ điều gì.

Những cuộc cãi vã, đánh đấm lẫn nhau của bọn nhỏ sẽ làm cho các bậc cha mẹ rất khó chịu, bởi vì chúng ta đều biết mối quan hệ anh chị em ruột thịt quan trọng như thế nào. Chúng ta chỉ mong rằng con cái sẽ là bạn cùng chơi của nhau ở nhà và hòa đồng với tất cả bạn bè đồng trang lứa khác, và chúng sẽ ở đó vui vẻ với nhau sau khi chúng ta ra khỏi nhà. Tuy nhiên, không hẳn cuộc xung đột giữa anh chị em là hoàn toàn xấu, bọn trẻ sẽ học được cách thấu hiểu người khác, có kỹ năng đàm phán, thuyết phục và giải quyết vấn đề.

Nói một cách khác, một số xung đột chỉ là không thể tránh khỏi, nó góp phần giáo dục trẻ nhỏ. Nhưng không có nghĩa là cha mẹ không can thiệp, mà họ cần giải quyết cuộc xung đột để làm cho bọn trẻ tăng thêm những cảm xúc tích cực về nhau. Luôn có những khoảnh khắc cha mẹ cần phải hành động, vì lợi ích của bọn trẻ và có khi là vì sự an toàn của chúng, nhưng con đường dẫn để dẫn tới hòa thuận thì đòi hỏi bậc cha mẹ cần phải đặt ra những luật, những quy tắc linh hoạt, hợp lý.

Những quy tắc đó có thể là không đánh nhau, không ăn cắp, không xua đuổi,… Sau đó, nếu còn tiếp tục xảy ra, sẽ phải có những hình phạt thích đáng cho ai phạm lỗi. Khi xung đột xảy ra, tất cả những gì bạn biết là đứa em gái nói, rồi đến lượt chị gái nói, rồi chúng sẽ làm một điều gì đó, rồi sẽ có một trong hai hoặc cả hai khóc. Bạn hãy thử làm điều này: Hãy đối xử với cả hai như nhau, nếu một trong hai đưa bị thương hãy nói rằng: “Ôi, chỗ mà chị đánh con thật là đau, giờ chúng ta có thể làm gì để mọi thứ tốt hơn?”. Sau cuộc xung đột, bạn hãy chia sẻ bọn trẻ như nhau “Vậy là xong, hết giờ chơi rồi. Con – đi rửa bát, Con – đi quét nhà cho mẹ!”

Nếu giải quyết theo cách thông thường, đó là nếu em gái bị bắt nạt thì cha mẹ sẽ phạt người chị gái, điều này chỉ làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Như vậy có nghĩa là cha mẹ đã bị cuốn vào cuộc xung đột của bọn trẻ, và những cuộc xung đột không những dừng lại mà còn xuất hiện nhiều hơn vì bọn trẻ đã có mục đích của riêng mình. Các bậc cha mẹ hãy giải quyết, phân xử một cách công bằng cho cả hai, tức là chúng ta không bị cuốn vào cuộc xung đột của bọn trẻ, chúng ta không quan tâm đến cuộc tranh cãi của bọn chúng, và kết quả thì cả hai đều như nhau không ai hơn ai, từ đó khi cả hai không đạt được mục đích việc cãi vã, đánh nhau sẽ dần biến mất.

Sai lầm cha mẹ Việt khi dạy con khiến trẻ càng bướng bỉnh, kém phát triển

1. Phủ nhận sự nỗ lực, cố gắng của trẻ

Sai lầm cha mẹ Việt khi dạy con khiến trẻ càng bướng bỉnh, kém phát triển hình ảnh

Thay vì mắng trẻ khi mắc sai lầm cha mẹ nên có những lời lẽ động viên khích lệ kịp thời vì bé đã làm hết sức mình

Bất cứ ai cho dù là người lớn hay trẻ nhỏ đều muốn được nhìn nhận sự cố gắng và nỗ lực. Nhưng nhiều bậc phụ huynh do kỳ vọng quá lớn về con nên áp đặt con phải đạt được những điều mình đề ra. Cho dù trẻ đã nỗ lực hết sức nhưng kết quả không như ý cha mẹ sẽ bị la mắng, phủ nhận mọi cố gắng. Điều này khiến bé bị tổn thương, cảm thấy cha mẹ không hiểu mình nên bé sẽ càng phản kháng, bướng bỉnh. Thay vì mắng trẻ khi mắc sai lầm cha mẹ nên có những lời lẽ động viên khích lệ kịp thời vì bé đã làm hết sức mình. Trẻ được động viên sẽ có thêm sự tự tin và sức mạnh để khám phá và tìm tòi những điều mới lạ.

2. Bắt trẻ học quá sớm

Sai lầm cha mẹ Việt khi dạy con khiến trẻ càng bướng bỉnh, kém phát triển hình ảnh

Trẻ nên được tự do phát triển theo đúng giai đoạn việc ép buộc sớm sẽ khiến trẻ bị áp lực, thể chất và tinh thần sa sút hơn

Nhiều bậc phụ huynh luôn có tâm lý không thể để con thua kém bạn bè, nên ngay từ vạch xuất phát đã ép con vào khuôn khổ học tập sớm. Nhồi nhét những kiến thức văn hóa mà trẻ đang tuổi ăn tuổi chơi vẫn chưa sẵn sàng tâm lý. Trên thực tế, trẻ nên được tự do phát triển theo đúng giai đoạn việc ép buộc sớm sẽ khiến trẻ bị áp lực, thể chất và tinh thần sa sút hơn. Học tập là quá trình rèn luyện lâu dài, không thể ngày một ngày hai, việc nhồi nhét sớm tiềm năng của trẻ sẽ bị ức chế, kém thông minh.

3. Khi bướng bỉnh hay cáu giận, bạn thường đứng cao hơn hoặc ngồi thấp hơn chỉ tay vào mặt bé

Sai lầm cha mẹ Việt khi dạy con khiến trẻ càng bướng bỉnh, kém phát triển hình ảnh

Cha mẹ không nên chỉ tay vào mặt bé

Cha mẹ tuyệt đối không được đứng cao hơn hoặc ngồi thấp hơn chỉ tay vào mặt bé, hành động này chỉ làm tăng thêm cơn giận dữ của phụ huynh và khiến trẻ càng thêm bướng bỉnh, quấy khóc. Tư thế được khuyên là bạn và trẻ ngang tầm mắt nhau, khi đó năng lượng của cơn giận sẽ bị triệt tiêu và trẻ dễ lắng nghe bạn hơn. Bạn được khuyên là ngồi xuống hoặc bế trẻ ngồi trên ghế cao để bạn và trẻ có thể giao tiếp mắt với nhau dễ dàng.

4. Cha mẹ thường xuyên cãi nhau

Sai lầm cha mẹ Việt khi dạy con khiến trẻ càng bướng bỉnh, kém phát triển hình ảnh

Nếu trong gia đình thường có không khí căng thẳng thì sẽ gia tăng nguy cơ bé bị trầm cảm

Không ít trẻ khi đi học thường xếp thứ hạng cao trong lớp nhưng sau nhiều lần chứng kiến cảnh cha mẹ cãi vã, thậm chí biến cố ly dị dẫn tới việc tâm lý ảnh hưởng. Các em thường bị phân tâm trong viện học khiến thành tích sa sút. Lý do là nếu trong gia đình thường có không khí căng thẳng thì trái tim của đứa trẻ sẽ tràn ngập nỗi sợ hãi, bất lực, trầm cảm và thường thể hiện sự tức giận và buồn bã. Thậm chí trẻ bị áp lực về tâm lý hoặc rối loạn nhân cách.

Thói quen của cha mẹ tác động trực tiếp đến sự thông minh, thành đạt của con

Các bố mẹ có biết chính thói quen hàng ngày của mình sẽ quyết định con thông minh, thành đạt trong tương lai không?

Ngoài việc mong muốn con sinh ra với cơ thể khỏe mạnh, ngoại hình xinh đẹp thì bất cứ bố mẹ nào cũng muốn con mình thông minh để dễ thành đạt trong cuộc sống sau này. Một đứa trẻ thông minh, giỏi giang luôn là niềm tự hào của bất kỳ gia đình nào. Để làm được điều đó cần sự hỗ trợ của rất nhiều yếu tố, trong đó không thể không nhắc đến cách giáo dục của các ông bố bà mẹ, những người có mặt bên con ngay từ lúc chào đời và theo con suốt những năm tháng sau này…

Để con cái có cuộc sống tốt, thông minh và thành đạt trong tương lai nhiều bậc phụ huynh đã chẳng tiếc tiền cho con học các trường quốc tế để con có môi trường học tập tối ưu nhất. Tuy nhiên trên thực tế môi trường giúp trẻ phát triển tốt nhất lại đến từ chính trong gia đình, và người thầy tốt nhất cho con chính là bố mẹ. Sẽ không ngoa nếu nói bố mẹ chính là người thầy đầu tiên và cũng là giáo viên mầm non tốt nhất của trẻ. Nói cách khác những hành động thói quen của bố mẹ trong cuộc sống hàng ngày chính là tấm gương phản ảnh sự trưởng thành của con trong tương lai.

Thực tế không có công thức nhất định nào để tạo nên một đứa trẻ thành công. Tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm ra một số điểm chung ở những cha mẹ có con thành đạt. Nếu bố mẹ có những thói quen sau đây, con sẽ thông minh, thành đạt trong tương lai

Bố mẹ có thói quen chào hỏi người khác

Cha mẹ có 3 thói quen này con lớn lên THÔNG MINH, THÀNH ĐẠT

Đối với những ông bố bà mẹ có thói quen nói lời chào hỏi, sống hòa đồng sẽ giúp con sớm phát huy kỹ năng giao tiếp, dễ dàng tạo ấn tượng và trở thành tâm điểm ở bất cứ nơi đâu. Một nghiên cứu kéo dài 20 năm, theo dõi 700 đứa trẻ đã phát hiện ra rằng những trẻ phát triển kỹ năng xã hội tốt có nhiều khả năng lấy được tấm bằng đại học và có công việc toàn thời gian khi bước sang tuổi 25 so với những đứa trẻ khác.

Bố mẹ có thói quen giúp đỡ người khác

Cha mẹ có 3 thói quen này con lớn lên THÔNG MINH, THÀNH ĐẠT

Phụ huynh thích giúp đỡ người khác dễ dàng nuôi dạy những đứa trẻ tử tế và hữu ích. Việc giúp đỡ người khác sẽ giúp con hình thành thói quen quan sát và nhận thấy nhu cầu của đối phương trong nháy mắt. Nhờ vậy trẻ sẽ có thể đáp ứng nhu cầu và rất dễ dàng để trở thành tâm điểm được yêu mến trong các mối quan hệ gia đình và xã hội.

Những đứa trẻ như vậy sẽ có những kỹ năng lãnh đạo đặc biệt khi lớn lên, sẽ rất thành công trong các nghành nghề dịch vụ.

Bố mẹ có óc hài hước, sống lạc quan

Cha mẹ có 3 thói quen này con lớn lên THÔNG MINH, THÀNH ĐẠT

Nếu một đứa trẻ được sống trong một gia đình hòa thuận và được thừa hưởng sự hài hước, lạc quan của bố mẹ thì chắc chắn sau này sẽ có thái độ sống tích cực. Điều này sẽ tạo lợi thế cho trẻ khi trưởng thành, dễ dàng làm chủ cảm xúc của mình và người khác. Các chỉ số EQ của trẻ được cải thiện và đó chính là chìa khóa cho sự thành công của rất nhiều bậc tài nhân trên khắp thế giới. Chính thái độ điềm tĩnh, khôn ngoan khi đối mặt và giải quyết các vấn đề cuộc sống của những người lạc quan mà họ luôn đạt được kết quả cao nhất trong các mối quan hệ và trong công việc.

Tóm lại dù cho có yêu thương con cái bao nhiêu đi nữa thì rõ ràng bố mẹ không thể mãi mãi ở bên để hỗ trợ con cái suốt đời. Chính vì thế để giúp con thông minh và thành đạt trong tương lai thì ngoài việc cho trẻ môi trường học tập tốt bố mẹ nên dành thời gian, sự quan tâm cho con để giúp con sớm nhận thức và hình thành nền tảng vững chắc, phát triển trí thông minh của trẻ.